Thứ Tư, 27 tháng 12, 2023

 Bên cạnh việc dựa vào năng lực lãnh đạo và quản lý của người đứng đầu, các doanh nghiệp còn có các công cụ quản trị để hỗ trợ và giúp quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn. Cùng với MBP, OGSM, KPIs, BSC,… MBO cũng là một công cụ quản trị hữu hiệu được nhiều doanh nghiệp tin tưởng áp dụng.

1. MBO là gì?

MBO là viết tắt của "Management by Objectives", nghĩa là "Quản trị theo mục tiêu". Đây là phương pháp quản trị tập trung vào việc xác định và đạt được các mục tiêu cụ thể. Trong phương pháp này, ban lãnh đạo và nhân viên cùng nhau thảo luận và thống nhất các mục tiêu cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, họ sẽ cùng nhau theo dõi và đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu.

2. Các thành phần chính của phương pháp MBO.

  • Thiết lập mục tiêu: Đặt ra mục tiêu cụ thể, đo lường được và có thể đạt được cho từng cá nhân hoặc nhóm làm việc.
  • Xác định chỉ số đo lường: Định rõ các chỉ số đo lường để đánh giá mức độ đạt được mục tiêu.
  • Lập kế hoạch hành động: Xác định các bước cần thực hiện để đạt được mục tiêu đã đề ra.
  • Theo dõi và đánh giá: Theo dõi quá trình đạt được mục tiêu và đánh giá kết quả .

3. Lợi ích của phương pháp MBO đối với doanh nghiệp.

MBO sử dụng quản lý quy trình theo cách giúp các doanh nghiệp đạt được nhiều lợi ích, bao gồm:

- Thúc đẩy việc lập kế hoạch: Thực hiện công tác quản lý theo phương pháp MBO sẽ giúp doanh nghiệp của mình xác định chính xác mục tiêu và phát triển đúng hướng. Hơn nữa, các mục tiêu quản lý thúc đẩy các nhà quản lý quan tâm đến kết quả hơn cách làm việc như thế nào.

- Nâng cao tính cộng tác: MBO giúp các doanh nghiệp xác định điều hướng mục tiêu cá nhân sang các mục tiêu chung. Để tạo và xác thực các mục hiệu ứng, mỗi cá nhân phải có vai trò nhất định trong một tổ chức. Từ đó, các công ty có thể dễ dàng kết nối các phòng ban khác nhau để nâng cao sự hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đánh giá cùng kiểm định công bằng: Quản trị theo MBO giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá hiệu suất của từng nhân viên dựa trên định hướng công việc. MBO cũng cho phép các công ty đánh giá công bằng nhân viên dựa trên kết quả khách quan và thực tế.

- Nâng cao nhân sự: Quản lý theo mục tiêu thúc đẩy quản lý và phát triển nhân sự tự học hỏi. Khi sử dụng cách tiếp cận này, các nhà quản lý sẽ học được nhiều kinh nghiệm từ đó tư duy cũng sẽ thay đổi theo. Do đó, quyền kiểm soát, điều hành sẽ được nâng cao.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ được khái niệm MBO là gì, lợi ích khi áp dụng MBO cho doanh nghiệp. Chúc bạn sẽ tìm ra được phương pháp quản trị doanh nghiệp phù hợp.

Phương pháp quản trị OKR là một phương pháp hiệu quả, dễ dàng giúp doanh nghiệp cùng với đội ngũ nhân viên của mình hoàn thành được những mục tiêu đề ra.

1. Phương pháp OKR là gì?

OKR là từ viết tắt của Objective Key Results - một phương pháp quản lý theo mục tiêu giúp liên kết nội bộ tổ chức và các cá nhân trong công ty để đảm bảo được rằng tất cả thành viên đang đi đúng hướng mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, OKR đảm bảo việc hợp tác giữa các cá nhân được diễn ra một cách xuyên suốt.

2. Lợi ích của OKR đối với doanh nghiệp.

- Tập trung các vấn đề thiết yếu: Nhân viên sẽ chủ động ưu tiên, tập trung giải quyết vấn đề quan trọng tốt hơn khi biết chính xác được mục tiêu của mình là gì.

- Nội bộ doanh nghiệp liên kết chặt chẽ: Toàn thể công ty cùng chung định hướng, mục tiêu sẽ giúp việc liên kết nội bộ đồng nhất, chặt chẽ hơn. Mọi người sẽ có hướng làm việc đồng nhất nhằm đạt mục tiêu cuối cùng.

- Tăng tính minh bạch trong nội bộ: OKR được xây dựng minh bạch cho các phòng ban, tập thể nhân viên.

- Nhân viên được trao quyền: Ban lãnh đạo có thể trao quyền cho nhân viên tự đánh giá, theo dõi công việc. Lúc này, tinh thần trách nhiệm đối với công việc sẽ được nâng cao.

- Hiệu suất lao động tăng cao, kết quả đạt được nổi trội hơn: OKR thường đặt ra cao hơn so với năng lực thực tế. Điều này thúc đẩy mọi người phát huy khả năng tối đa, nâng cao năng suất làm việc và kiến tạo kết quả vượt mong đợi.

- Đo lường được tiến độ hoàn thành: Ban quản lý có thể theo dõi, đánh giá tiến độ công việc, mức độ hoàn thành mục tiêu dễ dàng.

3. Các lỗi OKR thường gặp.

- Không nên dùng OKR để tạo danh sách công việc.

- Tránh đề ra quá nhiều OKR, dẫn đến việc không có sự ưu tiên cho công việc, gây mất tập trung, không đạt được kết quả vượt bậc.

- Nếu không tập trung vào OKR, chỉ xem nó là một bản kế hoạch thì cũng khó đạt mục tiêu mong muốn.

- Việc không có sự điều chỉnh OKR cũng là lỗi cần tránh. Việc này sẽ khiến doanh nghiệp không kịp theo dõi, cân chỉnh phù hợp trong quá trình làm việc, dẫn đến kết quả không tốt.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ và đúng về phương pháp OKR. Hãy áp dụng phương pháp hữu ích này cho doanh nghiệp của mình bạn nhé.


Trong môi trường kinh doanh phát triển nhanh chóng ngày nay, nhiều tổ chức đang không ngừng tìm kiếm các phương pháp và khuôn khổ có thể giúp họ đón đầu xu hướng. Một công cụ mạnh mẽ và thu hút được sự chú ý đáng kể trong những năm gần đây chính là phương pháp OKR. 

1. Phương pháp OKR là gì?

OKR được xây dựng xoay quanh hai câu hỏi: Mục tiêu (Objective): Tôi muốn đi đâu?; Kết quả then chốt ( Key Results): Tôi đến đó bằng cách nào?.

Objective là mục tiêu của công ty, của phòng ban hoặc cá nhân, mạng tính định lượng. Trong khi đó, Key Results là những bước đo lường cần thiết thiết để đặt được mục tiêu đặt ra. Hệ thống này được duy trì từ bộ máy cấp cao trong tổ chức đến từng cá nhân, tạo ra mối liên kết giữa các tầng mục tiêu tác động lên nhau và giúp mọi người có chung một chí hướng.

2. Nguyên lý hoạt động của OKR.

OKR có nhiều đặc điểm nổi bật so với các phương pháp quản lý mục tiêu khác, phương pháp này hoạt động dựa trên 4 yếu tố niềm tin:

  • Tính tham vọng: Objective luôn được thiết lập cao hơn ngưỡng năng lực.
  • Tính đo lường được: Key Results được gắn với các mốc có thể đo lường được.
  • Tính minh bạch: Tất cả thành viên từ CEO đến thực tập sinh đều có theo dõi OKR của tổ chức.
  • Tính hiệu suất: OKR được dùng để đánh giá hiệu suất, hiệu quả làm việc của nhân viên một cách tối ưu.

3. Các bước ứng dụng OKR.

  • Bước 1: Xác định mục tiêu.
  • Bước 2: Xác định kết quả chính cần đạt được.
  • Bước 3: Căn chỉnh với mục tiêu của nhóm.
  • Bước 4: Theo dõi tiến độ.
  • Bước 5: Xem xét và phản hồi.

4. Lợi ích của OKR đối với doanh nghiệp.

  • Tăng tính liên kết nội bộ: OKR kết nối hiệu suất làm việc của cá nhân và phòng ban với mục tiêu chung của công ty. Từ đó đội ngũ quản trị có thể đảm bảo mọi người đang có chung một định hướng.

  • Tập trung vào các mục tiêu quan trọng: Mô hình OKR sẽ đưa ra 3-5 mục tiêu cho mỗi cấp độ trong tổ chức, giúp công ty và nhân viên ưu tiên vào những mục tiêu hệ trọng, vấn đề thiết yếu của công ty.
  • Tính minh bạch: OKR sẽ xây dựng văn hoá minh bạch cho công ty, nên các nhân viên đều có thể nắm được công việc và kế hoạch của mỗi cá nhân và phòng ban.
  • Trao quyền tới nhân viên: Khi đã nắm rõ hoạt động trong công ty, ban lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định chuẩn xác, đồng thời tạo cơ hội cho nhân viên theo dõi kết quả công việc.
  • Đo lường được tiến độ hoàn thiện mục tiêu: Qua các chỉ số, OKR sẽ phản ánh được các cá nhân, phòng ban và toàn thể công ty đang hoàn thiện được bao nhiêu % mục tiêu.

OKR cho phép người quản lý, lãnh đạo phát huy tối đa khả năng trong công việc. Chiến lược OKR được thiết lập đúng cách sẽ giúp công ty có thể đạt những kết quả ấn tượng về doanh thu, lợi nhuận. Thời đại kinh tế nhiều biến động hiện nay cũng chính là thời điểm vàng để triển khai OKR trong doanh nghiệp.

Tóm lại, Objective Key Result là khung quản lý được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm đạt mục tiêu và kết quả then chốt. Mục đích của việc này là đo lường các nỗ lực hướng đến mục tiêu đã đề ra. Nó sẽ giúp thiết lập, truyền đạt và liên kết những mục tiêu trong toàn tổ chức. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ và đúng về phương pháp OKR. 

Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2023

 Training là một khái niệm cực kỳ phổ biến bởi với những ai mới gia nhập công ty hay những người đi làm lâu năm cũng trải qua. Vậy hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về training là gì cũng như các hình thức phổ biến trong training hiện nay nhé. 

1. Training là gì? Mục đích của training trong nhân sự

Training có nghĩa là đào tạo. Về cơ bản, Training là một hoạt động định hướng nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu suất trong công việc hiện tại hoặc tương lai. 

Mục đích của việc training là đào tạo và huấn luyện nhân viên mới để có đủ kiến thức, năng lực và cả thái độ để nhân viên có thể đủ sức đảm nhận vị trí được giao. Ngoài ra, các nhân viên trong viên trong công ty cũng được “training” để đảm nhận các nhiệm vụ mới. 

Training không chỉ dừng lại ở việc đào tạo và huấn luyện nhân viên mà thông qua quá trình này còn làm căn cứ để đánh giá chất lượng và trình độ nhân viên để đưa ra quyết định tuyển dụng chính thức hay không. 

2. Các hình thức training phổ biến 

Training định kỳ (Internal session)

Buổi họp nội bộ định kỳ là cách đào tạo thông qua các buổi gặp mặt của toàn doanh nghiệp hoặc theo các nhóm nhỏ. Thông thường các buổi họp này diễn ra định kỳ theo tuần hoặc theo tháng. 


Thông qua các buổi họp định kỳ như vậy sẽ giúp nhân viên nâng cao năng lực, tháo gỡ được những vướng mắc, rèn luyện các kỹ năng mềm từ đó biết cách phối hợp giữa các phòng ban. Ở các doanh nghiệp hiện nay đều triển khai hình thức training này về một chủ đề hoặc kỹ năng mà nhân viên cần biết. 

Đào tạo qua công việc (On-the-job training)

On-the-job training hay OJT là hình thức đào tạo bằng cách học hỏi ngay ở công việc thực tế. Điều kiện của hình thức này là cần có thời gian riêng để đào tạo nhân viên và nhân sự để không ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Thông qua phương pháp đào tạo nội bộ qua công việc sẽ hữu ích hơn đối với công việc mang tính thực hành cao. 

Kèm cặp

Đây là hình thức mà người theo dõi hướng dẫn và kèm cặp nhân viên. Đây là hình thức mà những người quản lý hay người giàu kinh nghiệm dễ dàng truyền đạt lại cho nhân viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc. 

Trên đây là 3 hình thức training nhân sự phổ biến nhất. Doanh nghiệp bạn đang áp dụng phương pháp nào, chia sẻ với chúng mình nhé! 

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2023

Trong tính cách mỗi người đều có những điểm mạnh điểm yếu khác nhau. Điều quan trọng là làm thế nào bạn có thể nhận biết được nhóm tính cách của mình từ đó vạch ra con đường thành công cho sự nghiệp.

1. MBTI là gì?

MBTI là viết tắt của Myers-Briggs Type Indicator, là một phương pháp sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm để phân loại tính cách con người. MBTI giúp hiểu rõ hơn về bản thân, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu và nghề nghiệp phù hợp với mỗi người. Nó giúp chúng ta nhận thức được sự khác biệt trong cách nhìn nhận và quyết định của mỗi người, từ đó tăng khả năng giao tiếp và hợp tác với mọi người xung quanh.

2. Trắc nghiệm MBTIđược xây dựng dựa trên 4 tiêu chí nào? 

- Xu hướng tự nhiên: Hướng ngoại (Extraversion) >< Hướng nội (Introversion)

- Nhận thức về thế giới: Giác quan (Sensing) >< Trực giác (INtuition)

- Quyết định và lựa chọn: Lý trí (Thinking) >< Cảm xúc (Feeling)

- Cách thức hành động: Nguyên tắc (Judging) >< Linh hoạt (Perceiving)

3. Lợi ích của MBTI

3.1. Giúp bản thân hiểu rõ điều gì là quan trọng

Mỗi nhóm tính cách đều có quan niệm khác nhau về sự thành công. Chúng ta cần nhận biết được mình thuộc nhóm tính cách nào, hiểu được tâm lý cũng như một số khả năng đặc biệt của bản thân. Từ đó, biết rõ bản thân cần gì và mong muốn gì. Điều gì là cần thiết cũng như quan trọng nhất. Nhận ra được những gì thực sự quan trọng với bản thân là bước khởi đầu quan trọng nhất để đạt được sự thành công.

3.2. Giúp nhận ra điểm yếu

Mỗi nhóm tính cách đều có ưu và nhược điểm riêng của họ. Điều cần làm ở đây lầ cần nhận ra những khuyết điểm của mình và cố gắng sửa chữa chúng. Bài trắc nghiệm này sẽ có những câu hỏi cho thấy rõ hơn về điểm yếu của mỗi người.

3.3. Giúp chọn nghề nghiệp phù hợp

MBTI hướng cho chúng ta biết được rằng điều gì là quan trọng với bản thân, nhận ra điểm yếu và điểm mạnh để không bị mất cân bằng và điều đó sẽ giúp chúng ta chọn được nghề nghiệp phù hợp với bản thân nhất. MBTI là công cụ sẽ giúp ta mở rộng hiểu biết về bản chất con người, cải thiện mức hiểu biết về chính mình để có thể tìm ra, đi theo hay mở rộng con đường nghề nghiệp của bản thân.

Hy vọng bài viết này mang đến nhiều giá trị cho bạn trong việc xác định tính cách cá nhân của mình thông qua MBTI và biết rõ hơn về lợi ích của nó. Hãy sử dụng nó để có thể hỗ trợ bạn tìm được công việc phù hợp nhất nhé.


Brainstorming là phương pháp được dùng để khai thác và tạo ra nhiều sáng kiến hay giải pháp cho một vấn đề. Đó chính là lý do ai trong chúng ta cũng cần đến nó để có nhiều sáng kiến và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

1. Brainstorming là gì?

Brainstorming hay còn gọi là động não, là một kỹ thuật tư duy sáng tạo để nảy ra những ý tưởng mới và đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả cho một vấn đề cụ thể. 

Mọi người đều được khuyến khích đưa ra các suy nghĩ, quan điểm tự do mà không có sự phán xét, thúc đẩy sự cởi mở, đổi mới. Phương pháp này thường được sử dụng khi làm việc nhóm, cũng có thể được thực hiện riêng lẻ cho mỗi các nhân.

2. Tại sao nên sử dụng brainstorming?

Những lợi ích mà brainstorming mang lại:

2.1. Thúc đẩy sự sáng tạo.

Bằng cách tập hợp những ý kiến và quan điểm khác nhau, brainstorming tạo ra nhiều ý tưởng đa dạng. Điều này đặc biệt hữu ích với những vấn đề phức tạp và không có giải pháp rõ ràng. Giúp chúng ta có thể so sánh các ý tưởng, giải pháp với nhau và đưa ra kết quả phù hợp nhất.

2.2. Khuyến khích sự hợp tác.

Khi một nhóm sử dụng phương pháp này, nó giúp mỗi thành viên cảm thấy mình là một phần của nhóm vì nó cho mỗi thành viên cảm nhận được những ý tưởng và những ý kiến đóng góp của mình được tôn trọng và đánh giá cao, xây dựng được mối quan hệ nhóm bền chặt hơn. 

Mỗi người cũng có thể xây dựng thêm dựa trên ý tưởng của người khác để có những giải pháp và ý tưởng sáng tạo hơn nữa.

2.3. Mọi ý tưởng đều được chấp nhận 

Vì là phương pháp thường sử dụng khi làm việc nhóm nên những ý kiến được đưa ra không sai, chúng chỉ là những ý tưởng để sau cùng chọn ra được một ý tưởng phù hợp nhất. Nên ai cũng có thể đưa ra ý kiến mà không sợ thất bại hay bị chế giễu.

2.4. Tạo ra sự đồng thuận cho giải pháp cuối cùng 

khi mọi người cảm thấy mình là một phần trong quá trình ra quyết định, họ sẽ có khả năng ủng hộ giải pháp cuối cùng hơn. Điều này có thể đặc biệt quan trọng trong những tình huống có sự cản trở hoặc thay đổi.

Các bước brainstorming hiệu quả:

+ Bước 1: Xác định vấn đề cần được brainstorm.

+ Bước 2: Xác định các quy định trong cuộc brainstorming.

+ Bước 3: Chia sẻ và ghi chép lại các ý kiến.

+ Bước 4: Sàng lọc các ý tưởng.

+ Bước 5: Đánh giá, xây dựng và rút ra kết luận.

Nói tóm lại, với những rất nhiều lợi ích mà phương pháp brainstorming mang lại, chúng ta sẽ cần sử dụng đến nó nhiều trong công việc và đời sống.  Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ về Brainstorming và lợi ích của nó. Hãy vận dụng điều đó để phát triển cách tư duy của bản thân nhé.

Sơ đồ tư duy là thuật ngữ quá đỗi quen thuộc với mọi người, đặc biệt là các đối tượng như học sinh, sinh viên và người đi làm. Và nó là phương pháp giúp ích rất nhiều trong học tập và công việc của mỗi chúng ta.

1. Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy là một công cụ ghi chú ý tưởng, thông tin dưới dạng trực quan. Sử dụng ngôn từ ngắn gọn, rõ ràng, hình ảnh minh họa sinh động lôi cuốn để diễn giải các nhiệm vụ, định nghĩa và khái niệm một cách đơn giản hóa. Thông qua đó, người dùng nó có thể nhanh chóng nắm bắt, ghi nhớ thông tin dễ dàng hơn.

2. Tại sao nên sử dụng sơ đồ tư duy?

Để trả lời cho câu hỏi trên, ta cần biết những lợi ích mà sơ đồ tư duy mang lại:

2.1. Giúp hệ thống thông tin.

Khi vẽ sơ đồ tư duy, bạn có thể nhìn được bao quát các vấn đề, công việc với chủ đề tương ứng, mối quan hệ, liên kết của từng ý nhỏ riêng lẻ với những mục lớn và chủ đề chính. Nhờ ưu điểm này mà sơ đồ tư duy được xem là công cụ rất hữu ích để trình bày ý tưởng, thông tin cho người khác vì tính đơn giản, dễ hiểu của nó.

2.2. Giúp dễ dàng ghi nhớ và xử lý các thông tin.

Sơ đồ tư duy thể hiện thông tin một cách trực quan. Vì vậy, chúng có một số yếu tố kích hoạt trí nhớ mạnh mẽ như hình ảnh, màu sắc, hình dạng mà liên kết giúp bộ não chúng ta xử lý và ghi nhớ một lượng lớn thông tin.

2.3. Giúp tăng sự sáng tạo và tư duy logic.

Trong sơ đồ tư duy không chỉ có mỗi chữ viết hay con số mà nó còn có những hình ảnh, hình vẽ, đường nét móc nối, không bị gò bó hay khuôn mẫu. Điều này sẽ thúc đẩy khả năng sáng tạo, tư duy sắp xếp một cách logic của mỗi người.

2.4. Giúp nâng cao hiệu suất làm việc.

Sơ đồ tư duy giúp bạn học nhanh hơn, ghi nhớ và động não hiệu quả hơn. Cho dù bạn có phải làm một chủ đề lớn, rộng thì sơ đồ tư duy cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian rất nhiều.

Những lưu ý để tạo được sơ đồ tư duy đẹp, sáng tạo:

+ Xác định rõ ý chính

+ Thêm nhanh khi cần thiết

+ Sử dụng từ khóa, phân loại mỗi nhánh

+ Chia màu khác nhau cho mỗi nhánh

+ Sử dụng hình ảnh minh họa

3. Ứng dụng của sơ đồ tư duy trong học tập, làm việc.

3.1. Trong học tập

Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập là điều không quá xa lạ vì hiệu quả tích cực mà nó mang lại. Với lượng kiến thức khổng lồ và rất nhiều thông tin cần nạp vào mỗi ngày, sơ đồ tư duy chính là trợ thủ đắc lực hỗ trợ việc tiếp thu kiến thức học tập trở nên dễ dàng hơn. Nó có thể áp dụng với hầu hết các môn học, điểm số và thành tích cũng sẽ được nâng cao hơn.

3.2. Trong công việc

Vận dụng sơ đồ tư duy trong công việc, sẽ giúp xây dựng ý tưởng sáng tạo từ một ý tưởng lớn chung. Với khối lượng công việc lớn, thứ tự công việc vì thế cũng sẽ được sắp xếp theo một cách khoa học, đơn giản và dễ hiểu hơn, khi các đầu mục được liên kết với nhau một cách có trật tự và chi tiết thông qua các ý trung tâm và những đường nhánh trong sơ đồ này.

Như vậy, với rất nhiều lợi ích mà sơ đồ tư duy mang lại chúng ta đã trả lời được câu hỏi trên “Tại sao nên sử dụng sơ đồ tư duy?”. Nó chính là một công cụ, một phương pháp vô cùng cần thiết trong việc học tập và làm việc của mỗi chúng ta. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về sơ đồ tư duy và lợi ích của nó. Hãy vận dụng nó để tiết kiệm thời gian và ghi nhớ thông tin nhanh hơn nhé.